Inernet đang trở thành mảnh đất kinh doanh mầu mỡ hơn bao giờ hết. Đi cùng với sự phát triển của Internet là sự phát triển của thương mại điện tử , tất cả đều nhằm mục đích mục đích đem lại thật nhiều nguồn lợi từ hình thức kinh doanh online này. Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh mở, ai cũng có thể bán hàng trên mạng, nhưng không phải ai cũng thành công. Và tất nhiên đối với một thị trường kinh doanh mở lại vô cùng màu mỡ thì đi kèm theo đó chắc chắn sẽ có những thách thức nhất là đối với những người mới gia nhập hình thức kinh doanh mở này.
-
Số lượng đối thủ cạnh tranh.
Nếu như sản phẩm của bạn đang kinh doanh trên mạng không phải là những sản phẩm mang tính đặc thù hay những sản phẩm handmade, những sản phẩm độc quyền thì chắc chắn bạn sẽ gặp thách thức về lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trên mạng. Điều này là hiển nhiên, vì cá nhân, tổ chức nào cũng muốn mang sản phẩm, dịch vụ của mình lên trên mạng, để tiếp cận được với nhiều người hơn. Đối với một thị trường đầy tiềm năng như trên mạng Internet thì điều này là không tránh khỏi. Vậy để tăng sức cạnh tranh, và để thu hút khách hàng online, nếu bạn mới kinh doanh, thương hiệu của bạn chưa được biết tới nhiều thì sản phẩm hay dịch vụ của bạn với khách hàng phải có sự khác biệt.
-
Cạnh tranh về giá.
Dù là hình thức kinh doanh nào, online hay offline thì hầu hết các cá nhân hay tổ chức kinh doanh đều vướng phải sự cạnh tranh khốc liệt về giá. Thì đối với kinh doanh online sự cạnh tranh về giá cả lại càng khốc liệt và cao hơn bất kỳ hình thức nào khác. Có hàng nghìn, hàng triệu người đang bán cùng mặt hàng giống nhau, là đối thủ của nhau trên thị trường. Khách hàng chỉ cần lên mạng tìm hiểu thông tin về sản phẩm mình có nhu cầu mua, các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, … sẽ trả cho họ hàng trăm kết quả tìm kiếm là link của hàng trăm website, công ty cung cấp mặt hàng đó.
Bên cạnh đó, người bán hàng trực tuyến còn phải đối mặt về giá vận chuyển. Bán hàng trên mạng bạn sẽ phải phục vụ không chỉ những vị khách cùng thành phố mà còn là những vị khách ở tỉnh khác, vùng khác, có khi xa tận hàng nghìn km. Và giá cước vận chuyển đối với những sản phẩm dễ vỡ hay có tính đảm bảo cao thì không hề rẻ chút nào. Nếu như không có sự ưu đãi hay khác biệt về giá sản phẩm, khách hàng sẽ bắt đầu so sánh sang giá vận chuyển. Đương nhiên là họ sẽ lựa chọn nơi nào cho họ một mức giá hợp lý và tốt nhất.
-
Cạnh tranh với nhà sản xuất.
Các nhà bán lẻ thường nhập hàng tức các mối buôn hoặc lấy trực tiếp từ nhà sản xuất. Nhưng thị trường thương mại điện tử lại là thị trường mở, tất cả mọi người đều có cơ hội bán hàng là như nhau. Chính vì vậy mà nhiều nhà sản xuất cũng là thể gia nhập thị trường kinh doanh online là không hề khó khăn. Việc này sẽ khiến cá nhân, tổ chức mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến còn gặp thách thức cạnh tranh với cả những “ ông to” tới từ các nhà sản xuất, họ chắc chắn sẽ có ưu thế hơn về giá. Để cạnh tranh với đối thủ nặng kí này thì bắt buộc bạn phải có sự khác biệt và có những chính sách hấp dẫn, ưu đãi hơn với khách lẻ hoặc bạn nên đa dạng mẫu mã và nhãn hiệu để tăng sự lựa chọn tới cho khách hàng.
-
Xây dựng lòng tin
Đương nhiên là một cá nhân hay một doanh nghiệp nổi tiếng chắc chắn sẽ kinh doanh trực tuyến ổn định hơn vì họ đã có một lượng khách quen nhất định và điều quan trọng là họ đã xây dựng được sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu của mình.
Đối với hình thức kinh doanh Online thì lòng tin của khách hàng là vô cùng quan trọng nó là yếu tố quyết định mua hàng rất cao. Trên thị trường Internet với không ít các website, công ty “ma” lừa đảo, hay sản phẩm thật lại thường không giống bên ngoài. Đó là một trong những lý do tạo cảm giác nghi ngờ, đắn đo khi lựa chọn sản phẩm và đưa ra quyết định mua qua mạng từ khách hàng.
Việc xây dựng lòng tin đối với khách hàng là việc làm cần thiết và là một thách thức khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán hàng online.
-
Luôn thay đổi.
Các ông trùm lớn như Google, Facebook luôn thay đổi các thuật toán, tất cả nhằm mục đích cung cấp tới người dùng những dịch vụ tốt nhất và chất lượng nhất. Nếu bạn đang bán hàng qua website hay trên Facebook đi nữa thì chắc chắn bạn cũng luôn phải thay đổi theo họ để bắt kịp xu hướng và tiệp cận được với khách hàng.