Internet đang ngày càng phát triển và nở rộ. Tại Việt Nam hiện có hơn 34 triệu người dùng mạng Internet và 85% trong số đó thường xuyên mua hàng qua mạng. Đi cùng công nghệ hóa là một thị trường kinh doanh trực tuyến đầy tiềm năng.
Chính vì vậy mà đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn hoặc mở rộng hình thức hoạt động bằng việc kinh doanh Online. Nhưng không phải thị trường tiềm năng và màu mỡ nào cũng có thể buôn bán đơn giản và mang lại doanh thu như mong đợi. Và chắc chắn những người mới kinh doanh trực tuyến cũng sẽ gặp phải những khó khăn trên lĩnh vực kinh doanh đầy cạnh tranh này.
Những khó khăn khi kinh doanh trực tuyến
- Xây dựng lòng tin.
Đương nhiên là một cá nhân hay một doanh nghiệp nổi tiếng chắc chắn sẽ kinh doanh trực tuyến ổn định hơn vì họ đã có một lượng khách quen nhất định và điều quan trọng là họ đã xây dựng được sự tin tưởng của khách hàng vào website của mình.
Đối với hình thức kinh doanh Online thì lòng tin của khách hàng là vô cùng quan trọng nó là yếu tố quyết định mua hàng rất cao. Trên thị trường Internet với không ít các website, công ty “ma” lừa đảo, hay sản phẩm của các nơi này thường không giống bên ngoài. Đó là một trong những lý do tạo cảm giác nghi ngờ, đắn đo khi lựa chọn sản phẩm và đưa ra quyết định mua qua mạng từ khách hàng.
Vì vậy, việc xây dựng lòng tin với khách hàng có thể nói là việc làm quan trọng nhưng cực kì khó khăn nhất là đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh trực tuyến qua mạng. Nhưng một khi bạn đã tạo dựng được lòng tin với khách hàng thì việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ ngày càng phát triển và giúp giữ chân được những khách hàng thân quen của bạn.
Để tạo dựng được sự tin tưởng với khách hàng trong thời gian ban đầu mới kinh doanh, bạn nên công khai và cung cấp càng nhiều thông tin về mình càng tốt, cũng như có những cam đoan đảm bảo về sản phẩm cũng như dịch vụ của mình. Những điều này chắc chắn sẽ giúp bạn bắt đầu xây dựng được lòng tin và tình cảm từ phía khách hàng.
- Thu hút khách hàng.
Việc làm sao để thu hút được khách hàng luôn là vấn đề đau đầu của các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những cá nhân, tổ chức mới bắt đầu kinh doanh online thì vấn đề này lại càng nan giải và khó khăn hơn.
Thị trường online là một mảnh đất kinh doanh màu mỡ nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh và sự cạnh tranh ở trên thị trường Internet cũng khốc liệt không kém thị trường kinh doanh ở bên ngoài. Vậy phải làm thế nào để khách hàng biết tới mình, biết tới trang Web, fanpage của mình, làm thế nào để vượt qua được các đối thủ cạnh tranh để thu hút được khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình.
Cách tốt nhất để giúp bạn trả lời cho những câu hỏi này là banj phải hiểu rõ các công cụ Markeing online. Bạn có thể thu hút khách hàng bằng những Website ấn tưởng và chất lượng, SEO từ khóa hoặc quảng cáo trên Google để trang Web của bạn luôn đứng đầu các công cụ tìm kiếm khi khách hàng gõ từ khóa kiếm tìm sản phẩm muốn mua. Ngoài ra, bạn cũng nên chạy quảng cáo trên các mạng xã hội có lượng người sử dụng đông đảo như facebook, vì đây cũng là nơi bạn có thể tiếp cận tới được nhiều khách hàng.
- Thói quen tiêu dùng.
Thói quen mua sắm của người Việt Nam thông thường họ muốn đến tận nơi để xem xét về sản phẩm, sau đó mới đưa ra quyết định. Các cụ thời xưa cũng có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Đối với các sản phẩm như thời trang, dịch vụ, các sản phẩm cần có sự trải nghiệm, nhiều khách hàng sẽ lên mạng để tìm sản phẩm, dịch vụ đó trước, nhưng lúc này họ sẽ chưa đưa tay nhấn nút Đặt hàng ngay, mà họ sẽ tìm hiểu thông tin thật kĩ càng, rồi sau mới tới tận cửa hàng và xem xét có quyết định mua sản phẩm hay không sau khi được thật sự trải nghiệm sản phẩm qua tất cả các giác quan (nghe, nhìn, cảm nhận, …)
Với một cá nhân hay tổ chức mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến chắc chắn sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, trắc trở. Và tùy từng tổ chức kinh doanh khác nhau, tùy thuộc vào từng hình thức hoạt động khác nhau sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn hoàn toàn khác nhau. Nhưng hầu hết, đa số cá nhân, công ty đều gặp phải khó khăn nhất đó là việc thu hút khách hàng. Vì việc này là rất quan trọng và đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tổ chủ quan từ tổ chức và lý do khách quan từ tâm lý người tiêu dùng.